Sơ đồ Tư duy giúp bạn giải tỏa stress khi làm việc

Stress là một điều quen thuộc với tất cả chúng ta. Mặc dù stress có thể ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống, nhưng có lẽ nhiều nhất vẫn có thể là tại nơi làm việc và thói quen làm việc của bạn. Stress là thứ có thể tấn công bạn bất cứ lúc nào và luôn luôn là những điều tồi tệ nhất. Nhưng đôi khi, một chút căng thẳng có thể giúp bạn có khả năng đương đầu với các thách thức mới và tăng năng suất làm việc của bản thân. Tuy rằng stress là điều bình thường hay gặp phải, nhưng nếu ở mức độ quá cao, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tinh thần của bạn, khiến bạn cảm thấy lo lắng và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Theo các nghiên cứu gần đây, stress là nguyên nhân gây ra tới 40% các căn bệnh trong công việc. Tuy stress có ảnh hưởng nhiều như vậy nhưng đa số nhân viên đều hạn chế hoặc không muốn nói về nó.

Cho dù khối lượng công việc là nguyên nhân lớn dẫn đến stress, hay bạn đang cố gắng suy nghĩ về dự án mới nhưng vẫn bế tắc, Sơ đồ Tư duy là một cách tuyệt vời giúp bạn suy nghĩ không giới hạn và giải quyết vấn đề theo một cách khác biệt.

Sơ đồ Tư duy để giảm tải căng thẳng

Sơ đồ Tư duy có thể được sử dụng cho nhiều hoạt động khác nhau như thảo luận, lập kế hoạch, nghiên cứu hay thuyết trình. Bạn hãy thử tạo Sơ đồ Tư duy của bạn bắt đầu từ hình ảnh trung tâm đại diện cho chủ đề mà bạn muốn nói đến. Từ hình ảnh trung tâm, bạn có thể thêm các nhánh chính để vạch ra các ý chính làm rõ nội dung cho chủ đề. Sơ đồ Tư duy rất linh động, bạn sẽ thấy các ý tưởng và từ khóa xuất hiện tự nhiên và nhanh chóng khi bạn phát triển Sơ đồ Tư duy của mình.

Vậy điều này có liên quan gì đến giảm tải sự căng thẳng?

Sơ đồ Tư duy cho phép bạn tự do khám phá những suy nghĩ và ý tưởng của mình. Nếu có một vấn đề đang khiến bạn lo âu, bạn hãy biến vấn đề đó thành một chủ đề trong Sơ đồ Tư duy để suy nghĩ chi tiết hơn. Bằng cách liên tưởng, bạn có thể biết được nguồn gốc của những vấn đề đó rồi đưa ra các giải pháp.

Nếu khối lượng công việc quá nhiều gây ra căng thẳng cho bạn, thì có thể các ghi chú công việc của bạn còn lộn xộn và chưa được sắp xếp hợp lý. Sơ đồ Tư duy giúp bạn tổng hợp lại các ghi chép công việc một cách ngắn gọn, khoa học và có hệ thống hơn nhiều lần.

Sơ đồ nào mới thực sự là Sơ đồ Tư duy

Thường được liên kết với sơ đồ mạng nhện, sơ đồ khái niệm hoặc brainstorm, Sơ đồ Tư duy là một công cụ tư duy trực quan. Với sự kết hợp khác biệt giữa màu sắc, hình ảnh và sự sắp xếp không gian, Sơ đồ Tư duy hoạt động hài hòa với các chức năng nhận thức của chúng ta. Chẳng hạn, trí nhớ, khả năng học hỏi, phân tích và thậm chí khả năng sáng tạo của bạn có thể được tăng cường bằng cách thực hành Sơ đồ Tư duy. Bằng cách vạch ra các từ khóa để kích hoạt các liên kết trong não, làm nảy sinh thêm ý tưởng. Sơ đồ Tư duy thường được sử dụng để hệ thống, sắp xếp và phân loại ý tưởng, Sơ đồ Tư duy là công cụ hoàn hảo để sửa đổi, tìm giải pháp sáng tạo, giải quyết vấn đề, viết và đưa ra quyết định.

Làm thế nào để tạo một Sơ đồ Tư duy

Bước 1: Tạo hình ảnh trung tâm

Hình ảnh trung tâm đại diện cho chủ đề bạn định khám phá, là điểm khởi đầu của Sơ đồ Tư duy của bạn. Hình ảnh trung tâm nên liên quan đến chủ đề chính để giúp bạn tập trung vào chủ đề của mình và có nhiều màu sắc để kích thích sự hứng thú của bạn.

Bước 2: Thêm các nhánh chính

Các nhánh chính tỏa ra từ hình ảnh trung tâm sẽ đại diện cho có ý chính trong bài học. Thêm các ý chi tiết nhỏ hơn nối từ nhánh chính để bổ sung và làm rõ thông tin ở nhánh chính. Với Sơ đồ Tư duy bạn có thể liên tục thêm các nhánh mới để mở rộng ý tưởng mà không bị hạn chế.

Bước 3: Thêm Từ khóa trên các nhánh

Trên mỗi nhánh là một từ khóa đại diện cho nội dung của nhánh. Chỉ nên sử dụng một từ khóa thay vì nhiều từ hay cả câu khiến Sơ đồ Tư duy dài dòng và khó ghi nhớ.

Bước 4: Dùng mã màu cho các nhánh

Sơ đồ Tư duy khuyến khích sự kết hợp chức năng của cả hai bán cầu não như logic, số và sáng tạo. Ví dụ, mã màu trong Sơ đồ Tư duy thúc đẩy tư duy toàn não bộ, nó liên kết các thông tin logic với màu sắc giúp liên tưởng và ghi nhớ nhanh chóng. Nó cũng cho phép bạn phân loại, đánh dấu, phân tích thông tin và tạo ra nhiều kết nối đến các thông tin khác.

Bước 5: Vẽ hình ảnh minh họa

Một bức tranh bằng một ngàn từ. Hình ảnh có khả năng truyền tải thông tin nhiều hơn nhiều lần so với từ ngữ khi não bộ cần nhớ lại ngay lập tức. Trước khi trẻ học một ngôn ngữ mới, chúng thường tưởng tượng các hình ảnh gắn liền với các từ ngữ mới. Sơ đồ Tư duy giúp phát huy tối đa tiềm năng xử lý hình ảnh của bộ não như ta vẫn thường làm khi còn nhỏ.

Chăm thôi chưa đủ, muốn học tốt hãy tìm phương pháp học đúng

Muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả trong học tập, phải học có phương pháp trong tất cả các khâu: từ nghe giảng, ghi chép, làm bài và tự học…

Tập trung nghe giảng sẽ tăng hiệu suất tiếp thu

Muốn học tập có hiệu quả, bước đầu tiên hãy chắc chắn bạn tập trung nghe giảng trong giờ học. Và đương nhiên là bạn phải nghe tích cực, chứ không phải cứ cắm cúi ghi ghi chép chép mà không hiểu người giảng nói gì, hoặc nghe nhưng tâm trí đang nghĩ đến việc khác. Nếu như vậy thì kết quả tất yếu sẽ là chúng ta nghe nhưng không hiểu, nếu có hiểu thì chỉ là qua loa chứ không hiểu sâu vấn đề. Vậy nên, hãy tập trung nghe giảng để tăng hiệu suất tiếp thu.

 Ghi chép hiệu quả

Có ghi chép bài, học bài càng chóng thuộc.  Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là cái gì bạn cũng cật lực ghi chép dày đặc cả trang giấy đến mức sau này chính bản thân cũng không đọc nổi những điều đã ghi, vừa mất thời gian vô ích mà lại phí sức. Hãy tập xử lý nhanh vấn đề, tóm gọn trọng điểm của bài học và chỉ cần ghi lại những điều chính yếu vào vở bằng Sơ đồ Tư duy. Đó là cách học giúp bạn thành thạo kỹ năng ứng dụng hơn so với kiểu học truyền thống. Với phương pháp này, hiệu quả ghi nhớ đạt được sẽ lớn hơn rất nhiều.              

Tích cực thực hành và làm bài tập

Học không chỉ là lưu trữ kiến thức rồi để đó, mà cần đi đôi với thực hành, làm bài nhiều thì mới có thể nhớ kỹ, nhớ lâu. Có thể bạn chưa biết, thực hành khi học có thể tạo cảm giác thích thú, giúp bạn có động lực tìm hiểu các kiến thức hơn. Học hóa học, vật lí, hãy tự tay mình làm thí nghiệm. Học địa lí, sinh vật bạn hãy tự tay vẽ biểu đồ, vẽ hình giải phẫu. Những hoạt động kết hợp sẽ nâng cao hiệu quả ghi nhớ.

Học từ cơ bản đến nâng cao

Nếu muốn đi đường dài bạn phải có nền tảng căn bản, đi từ dễ đến khó chứ không thể nhảy cóc. Nhiều bạn có kiểu học gọi là “ôn thi cấp tốc”, một sai lầm rất lớn khiến bạn chẳng bao giờ đạt được điểm cao trong các kì thi. Đấy chỉ cách học đối phó, học “vẹt” không thể vận dụng được về sau. Nếu bạn muốn bất kì bài toán nào mình cũng có thể giải được thì cách duy nhất là nắm chắc kiến thức cơ bản. Hãy bắt đầu với kiến thức nền sao cho thật nhuần nhuyễn rồi từ từ học nâng cao lên.

Tạo lập thói quen tự học

Làm bất kì điều gì bạn cũng cần có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng rồi thực hiện chúng như một thói quen. Chỉ khi hình thành thói quen, bạn mới duy trì để thực hiện nó, học tập cũng vậy.Tạo cho mình một thói quen học tập, bạn sẽ tránh xa được “căn bệnh” lười biếng mà bất cứ học sinh nào cũng ít nhất một lần mắc phải. Hãy lên cho mình một lịch học tập khoa học, phân bổ thời gian cho từng loại kiến thức… việc học sẽ trở nên “dễ thở” hơn nhiều!

Học với thái độ tích cực

Việc học là cho bạn và do bạn, vậy nên cần có thái độ tích cực khi học tập. Và khi bản thân chúng ta hiểu được tầm quan trọng của việc học, không chỉ là các môn học để thi mà còn gồm cả học những kĩ năng mềm khác như: thuyết trình, giao tiếp… bạn sẽ thấy rằng mình còn rất nhiều điều cần học, bởi nếu lười biếng bản thân bạn sẽ bị thụt lùi. Chỉ khi thoải mái, yêu thích và hiểu được những giá trị mà việc học mang lại thì các bạn mới có động lực học tập và đạt hiệu quả cao.